Philippines Anime tại châu Á

Cuối thập niên 1970 tại Philippines, GMA Network phát sóng mecha mới lạ và tạo cơn sốt với trẻ em (Chōdenji Mashīn Borutesu Faibu, Tetsujin 28-go, Mazinger Z, UFO Robot Grendizer). Đầu thập niên 1980, Philippines nhập khẩu anime dành cho gia đình (Hana no Ko Lunlun, Candy Candy), Radio Philippines Network phát sóng mecha vào buổi sáng và đêm khuya sau khi dỡ bỏ lệnh cấm (Astro Boy, Robotech, Voltron, Transformers).[63][64] Thập niên 1990, ABS-CBN, GMA Network, Intercontinental Broadcasting Corporation, The 5 Network phát sóng chuyên biệt anime tác động lớn tới thanh thiếu niên (Dragon Ball, Thủy thủ Mặt Trăng, Slam Dunk, Ranma ½, Hành trình U Linh Giới, Shin Seiki Evangelion), Shōkōshi CedieShōkōjo Seira chuyển thể thành người đóng Philippines với doanh thu cao, hiện tượng PokémonBakusō Kyōdai Let's & Go!! được liên kết sản xuất mô hình nhân vật.[63][64] Thập niên 2000, Philippines giảm nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản do bão hòa tái phát sóng anime, phổ biến phim truyền hình Hàn QuốcĐài Loan, dịch vụ stream bản quyền, cạnh tranh từ truyền hình vệ tinh (animax, Hero).[63][64] Thành công của anime tại Philippines thập niên 2000 (Digimon, Cardcaptor Sakura, Pokémon, Lupin III) đến từ ngôn ngữ học (lồng tiếng Filipino đạt 80% trên truyền hình địa phương), chính sách thuộc địa (ấn tượng về nhân vật người Nhật hoặc da trắng giao tiếp bằng tiếng Filipino phá vỡ tâm lý thực dân), xã hội học chính trị (nâng tầm tiếng Filipino lên một cấp độ thừa nhận phổ biến).[65] Đầu thập niên 1980, Indonesia nhập khẩu lại những anime đã phổ biến tại Nhật Bản trong thập niên 1970 (Ultraman, Doraemon, Candy Candy, Gundam), anime bắt đầu trở thành một xu hướng giải trí mới mẻ ở Indonesia vì khác biệt so với hoạt hình từ Hoa Kỳ và châu Âu.[66] Ảnh hưởng từ 'chính sách hướng Đông' của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad năm 1981, truyền hình Malaysia nhập khẩu anime từ đầu thập niên 1980 (Doraemon, Dragon Ball),[67][68] tiếp tục gia tăng từ thập niên 1990 đến thập niên 2010 (TV1, TV2, TV3, NTV7, 8TV, TV9).[67] Việt Nam ảnh hưởng văn hóa đại chúng manga đầu thập niên 1990[69] đã thúc đẩy phát sóng anime trên truyền hình từ thập niên 1990 (Thủy thủ Mặt Trăng, Hiệp sĩ Lợn, Pókemon, Vua câu cá).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anime tại châu Á http://www.animeanime.biz/archives/9872 http://cn.chinagate.cn/reports/2008-01/16/content_... http://culture.people.com.cn/n/2015/0716/c22219-27... http://news.people.com.cn/GB/37454/37459/5195844.h... http://english.cri.cn/4026/2007/08/02/202@256840.h... http://www.globaltimes.cn/content/1146797.shtml http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2011/html/V2220c... http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2012/html/V2219c... http://www.stats.gov.cn/ztjc/ztsj/hstjnj/sh2007/20... http://www.stats.gov.cn/ztjc/ztsj/hstjnj/sh2008/20...